Theo ghi nhận thì quý 1 và quý 2/2019, tình hình xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018, trừ Hàn Quốc và Philippines. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cầu các sản phẩm chế biến từ sắn yếu, đặc biệt là từ phía Trung Quốc. Tình hình nửa đầu năm 2019 Ước tính chung cho 6 tháng đầu năm 2019, thị trường xuất khẩu sắn đạt 237,65 nghìn tấn, tương đương với 49,72 triệu USD, đem so với cùng kỳ năm 2018 thì giảm đến 56,8% về lượng và giảm 57,6% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 209,2 USD/tấn, cũng giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2018. Ở thị trường nội bộ, thời tiết nắng nóng kéo dài cũng khiến nhiều diện tích trồng sắn ở Sơn La bị chết khô hoặc chậm phát triển do thiếu nước. Với những diện tích sắn đã chết, người dân đành phải chuyển tạm qua cây khác, hoặc nếu trồng lại cũng bị trễ mùa vụ tới 2,3 tháng so với cùng kỳ hằng năm. Do đó sản lượng sắn tại Sơn La niên vụ 2019 - 2020 được dự đoán trước sẽ không như kỳ vọng. Thị trường Hàn Quốc ngoại lệ, trở thành khách hàng tiềm năng Tuy nhiên, điều thú vị là tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc nửa đầu năm 2019 lại đang trên đà gia tăng thần tốc, đem lại những con số rất ấn tượng. Tháng 6/2019, tình hình xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Hàn Quốc tăng 362,5% về lượng và tăng 323,6% về trị giá so với tháng 5/2019, tăng 531% về lượng và tăng 478,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng xuất khẩu đạt 16,13 nghìn tấn, ứng với 4,48 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Hàn Quốc đạt 60,34 nghìn tấn, ứng với 17,32 triệu USD, tăng 31,2% về lượng và tăng 38,6% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 287,1 USD/tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018. Điều này đã biến Hàn Quốc trở thành 1 trong những thị trường khách hàng đầy tiềm năng, ổn định trong năm 2019.