Giống Bưởi Da Xanh

Mã sản phẩm
NSHG534508
Xuất xứ : Hậu Giang, Việt Nam
Giá sản phẩm : Liên hệ

Mô tả

Nước ta có rất nhiều giống bưởi: bưởi diễn, giống bưởi da xanh ruột đỏ , bưởi đoan hùng, bưởi luận văn... Chưa kể đến các giống bưởi trồng tại địa phương mỗi loại lại có một đặc điểm riêng mà không loại nào có đươc. Ở Bến Tre có một loại bưởi như thế. Đó là Giống Bưởi Da Xanh ruột đỏ không hạt thơm ngon nức tiếng khắp cả nước. Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 -2.5 kg/trái. Khi chín, vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng ; tép bưởi màu hồng; nước quả khá, vị ngọt, không chua; có mùi thơm. Giống bưởi da xanh là loài cây thân gỗ họ cây có múi khi trưởng thành cây cao từ 3-4 m, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Lá có gan hình mang, lá hình trứng, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, cuống có dìa cánh to. Giống bưởi da xanh sinh trưởng nhanh và đặc biệt rất ưa nước nhưng lại sợ úng do nước bởi thế khi trồng nó phải làm sao cho mùa mưa thoát nước nhanh, mùa nắng phải tưới. Khi trồng giống cây bưởi da xanh cần chú ý nên tránh đất sét nặng, đất nhiễm phèn mặn, đất bạc màu, đất cát rời rạc, đất thấp ngập úng, đất cao “hóc” nước, đất mới lên bờ, đất có cỏ tranh, cỏ song chằn bao phủ. Nhìn chung là đất không thuận lợi thì không nên trồng bưởi Da xanh, Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùng, giun cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì dễ trồng bưởi. Trồng bưởi Da xanh phải chọn giống kỹ: ăn ngọt, giống có tép đỏ hồng, ráo nước nhưng không khô, lột vỏ và tép tróc hoàn toàn, rất ít hạt hoặc không hạt, vỏ mõng, trái tròn; đặc biệt không mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, mắt thấy cây bưởi vừa ý để chiết nhánh trồng. Giống như nhiều loại cây trồng khác, người ta có thể trồng bưởi từ cây hạt , cây ghép hoặc cây chiết. Mỗi loại hình cây giống lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình địa phương canh tác và hoàn cảnh kinh tế mà ta có những phương án lựa chọn loại hình cây giống bưởi da xanh sao cho hợp lý. Bưởi da xanh được trồng từ cây ghép mắt hoặc cây chiết cành là phương án tốt nhất và tối ưu nhất do khả năng sống tốt, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ sau 2 năm đã bắt đầu được thu hoạch. Bới vậy đa phần hiện nay bà con thường trồng bưởi từ 2 loại này - Giống bưởi da xanh ghép : cây giống cao 40-60 cm, cây ghép mắt ghép cao 20 cm - Giống bưởi da xanh chiết : cây giống cao 60-70 cm

Hướng dẫn sử dụng

- Cây giống bưởi da xanh đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao từ 50-70cm, chiều cao mắt ghép tối thiểu 20cm. cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh hay rỉ sắt - Mật độ trồng cây bưởi da xanh là 5 mx5 m đối với trồng đơn canh hoặc 5m x 7m đối với xen canh - Có thể trồng trên khu vực vùng núi, đồi cao nguyên dốc . Trồng dọc theo đường đồng mức - Trồng bưởi da xanh chú ý thời điểm và thời tiết trồng để có phương án trồng tốt nhất Chuẩn bị đất trồng bưởi Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,... Phát quang và san ủi mặt bằng Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi da xanh đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang. Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi da xanh cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế. Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh + Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí cây bưởi da xanh theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 - 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 - 100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố. + Đối với vườn diện tích vườn bưởi da xanh nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông. Với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và trái bưởi da xanh bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100. Bố trí mật độ, khoảng cách canh tác bưởi da xanh Mật độ trồng bưởi da xanh phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi da xanh trồng với khoảng cách 5 m x 4 m (tương ứng với 500 cây/ ha). Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha). Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn. Đào hố trồng và bón lót phân trước khi trồng bưởi da xanh + Kích thước hố rộng 0,8 - 1 m sâu 0,8 - 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn. + Bón phân lót cho 1 hố: Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 - 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Cách tỉa cành và tạo tán cho bưởi da xanh Sau khi trồng cây khoảng 1 năm cây đã đạt chiều cao nhất định và tán lá đã phát triển khá mạnh. Định kì bạn nên cắt tỉa những cành già, cành yếu và bị bệnh để cây tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe. Thời kì đang ra trái bạn cũng nên loại bỏ những cành vượt để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với những cành khác có nhiều quả. Bón phân đúng thời điểm và theo từng giai đoạn phát triển Căn cứ vào chất đất bạn đang trồng mà sẽ có chế độ bón phân thích hợp nhất. Thường người ta sử dụng loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục để bón cho cây phát triển. Giai đoạn tạo lá bạn nên bón thêm cho cây một lượng phân NPK để giúp tạo lá và kích thích cây đâm cành mới nhiều hơn. Phòng trừ sâu bệnh nâng cao chất lượng và sản lượng Giống như những loại bưởi khác, bưởi da xanh cũng mắc một số bệnh điển hình như bệnh thối lá, thối rễ và các loại sâu hay côn trùng chích hút vv. Bạn có thể thực hiện bằng tay loại bỏ những loại sâu hoặc côn trùng chích hút. Cắt bỏ những cành héo, cành sâu bệnh để không ảnh hưởng đến những cành khỏe mạnh. Có thể sử dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại cây. Kích thích ra hoa, đậu trái Để cây ra hoa đậu trái đung thời điểm thị trường cần bạn nên tiến hành kích thích cây ra hoa và đậu trái trước 7 tháng trước ngày thu hoạch là tốt nhất. Để cho ra những quả to mẫu mã đẹp thì các chuyên gia khuyên nên bao trái từ sớm. Khi bưởi da xanh có kích thước bằng với quả trứng vịt thì bạn sử dụng túi nilon có đường kính 20cm để bao quả lại. Dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Cắt bỏ phần đáy để giữ cho cây có độ thông thoáng giúp ngăn các loại côn trùng và sâu đục thân tấn công trái. Với loại túi nilon trắng trong này cây vẫn có thể quang hợp được và chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh do đó mà màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín. Thu hoạch bưởi da xanh: Từ khi trồng ây ra hoa cho đến lúc thu hoạch khoảng 3 tháng. Nên thu hoạch bưởi lúc vừa chín tới để giúp quả có chất lượng tốt nhất.