Thành phần
Trong yến sào (tổ yến) có chứa thành phần đạm (protein) cao (45-55%), 18 loại axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu và hơn 31 loại khoáng và khoáng vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người nên yến sào vừa là một cao phẩm đa bổ dưỡng vừa là thực phẩm đa chức năng. Thực tiễn sử dụng yến sào từ cách đây vài trăm năm đến nay đã kiểm nghiệm 10 công dụng của yến sào đối với con người với mọi tầng lớp, lứa tuổi, giới tính
Công dụng
1. Chức năng an thần và cảm giác ngon miệng, chống mệt mỏi: Thành phần axit amin Tryptophan trong yến sào giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ sâu. Ngoài ra yến sào còn giúp duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi nhờ thành phần axit amin Lysine và Valine
2. Tác dụng đến hệ tiêu hóa: Giúp điều tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng ở đường ruột (Histidine).
3. Hỗ trợ chức năng gan: Giúp bảo vệ đặc hiệu tế bào gan có tác dụng chống nhiễm độc, ngăn ngừa tế bào gan thoái hóa mỡ (Methionine) và giúp giải độc gan, trung hòa lượng amoniac dư thừa trong cơ thể (Axit aspartic)
4. Tác dụng tích cực đến não bộ: Làm giảm đau, chống trầm cảm, bồi bổ cho não, làm thần kinh hưng phấn và tăng cường trí nhớ, tác động trực tiếp đến não bộ (Phenylalanine)
5. Duy trì sự trẻ hóa làn da: Giúp tái tạo lại cấu trúc da, ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống (Threonine)
6. Phát triển mô cơ và hình thành tế bào mới: Giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, làm giảm sự thoái hoá mô cơ, duy trì lượng hormone tăng trưởng, thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển của các cơ và mô cơ, giúp hình thành tế bào mới (Valine, Leucine)
7. Duy trì, phát triển hện xương, khớp và tủy sống: Giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe , tác dụng giúp phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật (Lysine). Ngoài ra còn có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm (Glycine).
8. Phục hồi sức khỏe sau hoạt động cường độ cao: Giúp phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao, giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu (Isoleucine). và giúp phát triển cơ bắp trong luyện tập thể dục thể thao, Hỗ trợ chống chữa kiệt sức, viêm khớp (Methionine)
9. Tạo kháng thể và khả năng chống ung thư: Tổng hợp các hormone, enzym, và giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể, cho nhiều hứa hẹn trong việc chữa trị ung thư (Lysine), điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể.
10. Cải thiện chức năng tình dục: Điều hòa lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện các rối loạn chức năng tình dục đối với đàn ông cũng như phụ nữ, tăng cường năng lực tình dục (L-arginine), đồng thời làm tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam (Methionine)
Ngoài những công dụng trên, yến sào còn có ích cho sức khỏe con người qua từng độ tuổi và giai đoạn phát triển:
– Đối với trẻ sơ sinh & trẻ em: phát triển cả về thể lực lẫn trí thông minh.
– Đối với phụ nữ mang thai: phát triển thai nhi toàn diện về thể chất lẫn não bộ.
– Đối với người cao tuổi và người bệnh: phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy, giảm mệt mỏi, giúp ăn ngon miệng và giấc ngủ sâu.
– Đối với phụ nữ làm đẹp: duy trì làn da săn chắc mịn màng, kéo dài tuổi thanh xuân.
– Đối với các vận động viên tập luyện và thi đấu cường độ cao: tăng cường sức dẻo dai của cơ bắp, phục hồi thể lực nhanh chóng, cải thiện thành tích thi đấu.
– Đối với sức khỏe tình dục: tăng cường sự ham muốn của cả nam và nữ, cải thiện năng lực tình dục của cả hai phái.
Hướng dẫn sử dụng
Yến sào có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, có khả năng tái tạo da, chống lão hóa, giúp cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị (yến sào không có chức năng thay thế thuốc)… Các đối tượng nên dùng yến sào bồi bổ sức khỏe như:
Trẻ em.
Người lớn tuổi.
Phụ nữ mang thai.
Phụ nữ làm đẹp.
Người bệnh trong quá trình điều trị.
Người khỏe mạnh nên dùng yến sào đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách dùng tổ yến sào hiệu quả nhất là chưng cách thủy sau đó cho đường phèn vào dùng. Vì đây là cách giữ được nguyên vẹn các chất có trong tổ yến. Nếu quý khách có nấu với các món khác thì nên chưng xong sau đó mới trộn vào và dùng.
Nên dùng tổ yến thường xuyên và đều đặn mỗi ngày với một lượng vừa đủ cho từng người thay vì dùng cách đoạn với liều lượng lớn. Vì yến sào dùng thường xuyên mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng yến sào hiệu quả cho người lớn tuổi:
Yến sào đặc biệt tốt cho người già, người cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật, vì thành phần yến sào rất giàu Proline (5,27%), Axit aspartic (4,69%) là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Từ đó, yến sào giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích sinh trưởng tế bào, phục hồi các tế bào bị tổn thương, cải tạo làn da, giữ mãi sự trẻ trung. Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết : Cách Dùng Tổ Yến, Yến Sào Dành Cho Người Lớn Tuổi
Tháng đầu tiên: mỗi ngày dùng 1 chén, nên dùng khoảng 150gr yến.
Tháng thứ 2 trở đi: nên dùng cách ngày 1 lần đều đặn, nên dùng khoang 100gr yến.
Cách dùng tổ yến hiệu quả cho trẻ em:
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh do môi trường thay đổi thì việc dùng yến sào sẽ giúp bé bổ xung thêm nhiều acid amin, canxi, protein và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp bé hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn qua màng ruột. Bé được dùng tổ yến thường xuyên chóng lớn, tăng cường kích thích sinh trưởng của các tế bào… Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết: Cách Dùng Tổ Yến, Yến Sào Dành Cho Trẻ Em
Bé dưới 12 tháng tuổi không nên dùng yến sào.
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: đây là giai đoạn cơ thể bé cần củng cố hệ miễn dịch để tránh các bệnh thông thường như: ho, cảm lạnh, cảm cúm … Trong giai đoạn này bé chỉ nên dùng 50gr yến sào trong 1 tháng và dùng đều mỗi ngày. Tránh cho bé dùng trước khi dùng bữa ăn chính trong ngày, vì vị ngọt của yến sào sẽ làm bé biếng ăn. Nên cho bé ăn thử để tránh trường hợp cơ thể không tiếp nhận yến sào. Nếu bé có dấu hiệu đau bụng thì nên ngừng việc cho bé ăn.
Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi: cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển trí tuệ lẫn thể chất, giai đoạn này việc bổ xung dinh dưỡng là điều cần thiết nhất. Nên cho trẻ dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 100gr yến trong 1 tháng.
Cách dùng yến sào hiệu quả cho phụ nữ mang thai:
Tổ Yến có thể coi là nguồn dinh dưỡng bổ xung hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời, sử dụng tổ Yến có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai dùng yến sào sẽ nhanh lấy lại sức khỏe nhờ hoạt chất EGF có trong yến sào. Các bà mẹ nên chú ý cách dùng qua từng giai đoạn phát triển thai nhi như sau:
Tháng 1 – 3: trong giai đoạn này không nên dùng yến sào.
Tháng 3 – 7: giai đoạn này hệ thống tiêu hóa thai nhi đã ổn định, hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển nên việc bổ xung nguồn dinh dưỡng lúc này là cần thiết. Các bà mẹ nên dùng đều đặn cách ngày khoảng 7gr yến. Trung bình 1 tháng khoảng 100gr yến.
Tháng 8,9: giai đoạn này thai nhi đã phát triển đầy đủ, bé dành thời gian phần lớn là để ngủ. Nên trong giai đoạn này, việc bổ xung nhiều nguồn dinh dưỡng là không cần thiết. Các bà mẹ nên giảm liều lượng còn khoảng 5gr yến sào. Nên dùng cách ngày, trung bình 1 tháng khoảng 70gr yến.
Cách dùng tổ yến hiệu quả cho người bệnh:
Trong thành phần của yến sào có chứa chất acid syalic có tác dụng hồi phục nhanh cơ thể khi bị tổn thương hồng cầu, một số acid amin có hàm lượng cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào. Đặc biệt acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận). Chính vì thế, việc bổ xung nguồn dinh dưỡng từ yến sào đối với người bệnh là điều rất cần thiết
Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị nên dùng đều đặn mội ngày 1 chén yến chưng đường phèn, trung bình dùng khoảng 150gr yến sào 1 tháng.
Tuy nhiên, tổ yến không phải là thuốc nên hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như những lời đồn thổi. Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết: Tổ Yến, Yến Sào Chữa Bệnh?