Mô tả
Niên vụ mía 2018 – 2019 đã trồng được 10.582 ha, năng suất bình quân đạt 98 tấn/ha. Trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã ký các hợp đồng bao tiêu vùng nguyên liệu. Điều này giúp các hộ nông dân an tâm sản xuất, giảm nguy cơ lỗ vốn.
- Về hình dáng, mía thân trụ nhiều đốt. Thân mía yếu, đường kính 2 – 5 cm, cao hơn mặt đất 2 – 5 m.
- Tùy vào giống mía sẽ có thân nhỏ hay thân bầu; vỏ mía có màu trắng đỏ hay tím. Bộ phận được dùng nhiều nhất là thân mía.
Thành phần
Mía đường Hậu Giang.
Về cơ bản, thành phần mía chủ yếu chiếm khoảng 70% các loại đường. Ngoài ra còn có chất đạm, chất xơ, chất bột, các khoáng chất (canxi, crom, đồng, magie, mangan, phốt pho, kali và kẽm) và hơn 30 loại Axit hữu cơ.
Công dụng
- Theo Đông y, mía có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm và rất bổ dưỡng với cơ thể.
- Lượng đường trong mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng giúp cơ thể giảm mệt mỏi, nhanh phục hồi sau khi bị cảm sốt.
- Thành phần mía có tính kiềm giúp ngăn chặn các chứng bệnh ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
- Nước mía giúp hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu và bảo vệ thận.
- Hàm lượng chất chống oxy hóa trong mía giúp giảm Cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan.
- Ngoài ra, dùng mía đúng cách giúp cho móng tay, móng chân luôn khỏe mạnh.
Hướng dẫn sử dụng
Mía dùng để ăn trực tiếp, ép nước uống, dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn hoặc sản xuất đường.
BẢO QUẢN
Đặt nơi khô ráo, tránh mối mọt.