Mô tả
Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh) là một loài rau thuộc họ cải mang tên khoa học là Brassica Oleracea. Nó có họ hàng với cải bắp, cải xoăn, bông cải trắng và cải Brussels. Những loại rau này nổi tiếng là có lợi cho sức khỏe và đôi khi được gọi là “siêu rau.”
Thành phần
Bông cải xanh có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, sắt và kali. Bông cải xanh cũng chứa nhiều protein hơn hầu hết các loại rau khác.
Công dụng
Cacbon hydrat
Cacbon hydrat trong bông cải xanh chủ yếu gồm có chất xơ và đường. Đường ở đây là fructose, glucose và sucrose, với một lượng nhỏ lactose (đường sữa) và maltose (đường kết tinh trắng) (4).
Tuy nhiên, tổng hàm lượng cacbon hydrat rất thấp, chỉ với 3,5 gam cacbon hydrat có thể tiêu hóa trong mỗi chén.
Chất xơ
Chất xơ là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nó có thể tăng sức khỏe đường ruột, giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau và có liên quan đến việc giảm cân (5, 6).
1 chén bông cải xanh tươi (91g) cung cấp 2,3 gram chất xơ, khoảng 5-10% khẩu phần ăn được đề xuất (7).
Protein là nguyên liệu tạo nên cơ thể, nó rất cần thiết cho cả sự tăng trưởng và duy trì hoạt động của cơ thể.
Bông cải xanh có hàm lượng protein cao so với các loại rau thông thường (chiếm 29% trọng lượng khô).
Tuy nhiên, vì hàm lượng nước trong bông cải xanh cao nên một chén bông cải xanh chỉ cung cấp 3 gram protein.
Vitamin và khoáng chất
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Sau đây là những chất phổ biến nhất:
Vitamin C: Chất chống oxy hoá, rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và sức khoẻ của da (8). Nửa chén bông cải xanh tươi (45 gram) cung cấp gần 70% lượng thức ăn được đề xuất hàng ngày.
Vitamin K1: Bông cải xanh chứa lượng vitamin K1 rất cao, nó rất quan trọng đối với quá trình đông máu và có thể tăng cường sự khỏe mạnh của xương (9, 10).
Axit folic (B9): Đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai (11), axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của mô và chức năng tế bào bình thường (12).
Kali: là khoáng chất cần thiết có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch (13).
Mangan: Đây là nguyên tố vi lượng có trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hoa quả và rau.
Sắt: đây là một khoáng chất thiết yếu có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như vận chuyển oxy trong hồng cầu.
Bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác với lượng nhỏ hơn. Trên thực tế, trong nó có chứa hầu hết mọi thứ chúng ta cần với hàm lượng nhỏ.
Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá và các hợp chất thực vật.
Sulforaphane: Một trong những hợp chất thực vật được nghiên cứu nhiều nhất trong bông cải xanh. Nó có thể có tác dụng chống lại các loại ung thư khác nhau (14, 15, 16).
Indole-3-carbinol: Một chất dinh dưỡng duy nhất tìm thấy trong rau cải, có thể có lợi khi điều trị ung thư (17).
Carotenoids: Bông cải xanh có chứa lutein, zeaxanthin và beta-carotene, tất cả đều có thể góp phần giúp mắt khỏe hơn (18).
Kaempferol: Đây là một chất chống oxy hoá có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nó có thể chống lại bệnh tim, ung thư, viêm và dị ứng (19).
Quercetin: Chất chống oxy hoá có nhiều lợi ích, bao gồm hạ huyết áp ở người bị huyết áp cao (20).
Hướng dẫn sử dụng
Bông cải xanh là một trong những loại rau phổ biến nhất trên thế giới. Nấu bông cải xanh rất dễ, và có thể ăn cả lúc sống lẫn nấu chín.
Nó có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bao gồm một hợp chất thực vật gọi là isothiocyanates có thể có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, và chất đạm dồi dào hơn hầu hết các loại rau khác.
Ăn bông cải xanh giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, cũng như cải thiện thị lực.